Dán

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Monday, October 31, 2016

Cuộc đời của cha đẻ tập đoàn Walmart - Sam Walton

Cuộc đời và những bài học quý giá từ nhà kinh doanh tài ba Sam Walton, nhà sáng lập lên Walmart. 

Sam Walton là người sáng lập ra chuỗi cửa hàng bán lẻ quốc tế Walmart. Ông là một nhà lãnh đạo kinh doanh kiểu mẫu.
Thời tuổi trẻ Sam Walton chỉ là một công nhân làm thuê cho một tiệm giặt là tại thị trấn Bentonville bang Arkansas nước Mỹ. Hằng ngày, người thanh niên 28 tuổi này có nhiệm vụ cùng 3 nhân viên khác đem những món đồ đã được là ủi sạch sẽ trao tận tay cho khách hàng.
Khi quay về từ Thế chiến II, ông muốn mở các cửa hàng kinh doanh và đã mua quyền làm đại lý của Ben Franklin. Sam đã điều hành cửa hàng rất tốt và đạt được doanh số bán hàng rất cao.
Theo thời gian, ông mở thêm một số cửa hàng Ben Franklin với sự giúp sức của cha và anh mình. Khi đó thống trị hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Arkansas và các bang lân cận là hai tập đoàn bán lẻ khổng lồ Kmart và Sears. Sau nhiều lần đi giao hàng, trực tiếp “va chạm” với đủ các loại khách hàng. Sam Walton đã phát hiện Kmart và Sears không hề xuất hiện ở các thị trấn nhỏ bé hẻo lánh như thị trấn Benton quê mình. Cảm thấy rằng khó mà có được sự linh hoạt trong việc điều hành cửa hàng khi làm đại lý cho Ben Franklin nên ông đã quyết định thành lập một cửa hàng của riêng mình và lấy tên là Walmart. Cửa hàng Walmart đầu tiên là ở Arkansas.
Tại cửa hàng Walmart của riêng mình, Sam bắt đầu sử dụng chiến lược giảm giá, đây là chiến lược mà ông đã từng áp dụng khi còn làm đại lý cho Ben Franklin. Điều này đã mang đến cho ông những thành công rực rỡ và ông nhận ra rằng giảm giá là tương lai của ngành bán lẻ.
Thời gian đầu tiên do vốn liếng ít ỏi, kinh nghiệm thiếu, cửa hàng của Sam chủ yếu kinh doanh buôn sỉ bán lẻ theo phương châm lấy công làm lãi, buôn bán những nhu yếu phẩm cần thiết nhất. Sam Walton đã thu hút số lượng lớn khách hàng trong thị trấn bằng tác phong phục vụ nhiệt tình chu đáo, chất lượng hàng bảo đảm, giá cả phải chăng. Cho tới năm 1965, Wal-Mart đã trở thành một trong những cửa hàng bán lẻ thu hút nhiều khách hàng tại thị trấn Benton, Arkansas.
Mặc dù có bước khởi đầu khá thuận lợi nhưng là con người xuất thân từ nông thôn, Walton rất tiết kiệm trong chi phí. Thậm chí khi trở thành một trong số những người giầu nhất nước Mỹ, Sam vẫn là một con người bình dị và khiêm tốn.
Dưới tài lãnh đạo của Sam Walton, Wal-Mart đã phát triển rất nhanh chóng và trở thành đối thủ cạnh tranh ngang ngửa với đối thủ Kmart vào đầu thập niên 1970. Ra đời năm 1962 thì đến năm 1979, Wal-Mart lần đầu đạt doanh thu một tỷ đô la một năm. Đến năm 1993, doanh thu đã đạt được con số một tỷ đôla mỗi tuần. Năm 2001, doanh thu mỗi ngày của Wal-Mart đã gần bằng con số ấy. So với thời điểm 1992, Wal-Mart nay lớn hơn gấp năm lần trước đây, tuyển dụng một lượng lao động gấp ba lần hãng General Motors. Chỉ riêng một mặt hàng như bột giặt, mỗi năm Wal-Mart bán được một lượng trị giá 1,4 tỷ đôla.
siêu thị bán lẻ Wal-Mart
siêu thị bán lẻ Wal-Mart

Những bài học kinh doanh quý giá và bí quyết xây dựng kinh doanh từ ông vua bán lẻ Sam Walton

Trung thành với những nguyên tắc và giá trị cơ bản
Qua cuộc sống và công việc kinh doanh, Sam Walton đã đúc kết ra những giá trị đơn giản. Ông không đi theo những kiểu mẫu quản lý mới cũng như không tin vào những ý tưởng làm giàu nhanh chóng. Ông kiên định sống cuộc sống của mình với những giá trị mà ông đã lớn lên cùng chúng.
Tương tự như vậy, với tư cách là người đang xây dựng cơ ngơi cho riêng mình, bạn không nhất thiết phải theo những khuôn khổ quản lý của thời đại mà phải có những giá trị cơ bản của riêng mình.
Các nguyên tắc đã tồn tại hàng ngàn năm vẫn còn tồn tại đến tận hôm nay. Không có gì mới dưới ánh mặt trời và bạn không nên bị ảnh hưởng bởi những xu thế hiện tại. Hãy trung thành với những giá trị của bạn và bạn sẽ thành công.
Hãy theo đuổi niềm đam mê, mục tiêu của mình, đừng theo đuổi tham vọng làm giàu
Ban đầu, Sam Walton mở các cửa hàng kinh doanh không phải với tham vọng sẽ trở nên giàu có; ông chỉ đơn giản làm điều này là vì niềm đam mê nghề nghiệp và tại từng thời điểm, ông chỉ luôn muốn làm tốt hơn và tốt hơn nữa.
Hãy là người có niềm tin lớn nhất vào mục tiêu này. Tôi nghĩ tôi có thể khắc phục tất cả những khiếm khuyết của mình bằng niềm đam mê mãnh liệt với công việc.Tôi không biết niềm đam mê ấy là thiên bẩm hay bạn có thể học nó. Nhưng tôi biết chắc bạn cần nó. Nếu bạn yêu thích công việc của mình, bạn sẽ có mặt ở công ty mỗi ngày và cố gắng hết sức để làm việc. Khi đó, niềm đam mê ấy sẽ nhanh chóng lan truyền sang mọi người xung quanh bạn, giống như một loại virus.
Nếu bạn luôn theo đuổi tham vọng làm giàu, bạn sẽ bị nhảy từ mục tiêu này sang mục tiêu khác. Sam Walton chỉ có một mục tiêu và ông toàn tâm toàn ý tập trung vào việc thực hiện mục tiêu của mình. Khi bạn theo đuổi niềm đam mê thì chắc chắn bạn sẽ thành công, dù bạn làm trong lĩnh vực ngành nghề nào thì bạn cũng sẽ trở thành một người thành thạo và sẽ là một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực đó.
Hãy chăm sóc tốt nhân viên của mình, động viên và chia sẻ lợi nhuận với họ
Sam Walton chăm sóc nhân viên của mình rất tốt và ông trao cho mỗi nhân viên một cơ hội thành công cùng với ông bằng cách cho phép họ có quyền mua cổ phiếu của Walmart tại thời điểm giảm giá. Ông đối xử với nhân viên như là những người cộng sự và muốn họ cũng có được một phần thành công của Walmart.
Nếu bạn có thể đánh giá được từng nhân viên trong tổ chức thì điều đó cũng giúp ích rất nhiều cho những thành công cá nhân của bạn. Tuy nhiên, hãy làm điều đó bằng cả tấm lòng. Hãy để cho nhân viên trở thành một phần của tổ chức bằng cách cho phép họ chia sẻ một phần thành công của tổ chức thông qua việc bán cổ phiếu hay những hình thức khen thưởng khác.
Có một câu nói rằng nếu bạn có thể làm cho những người xung quanh bạn thành công thì bạn cũng sẽ thành công.
Hãy đón mừng những thành công mà bạn đạt được
Cố gắng biến thất bại của bạn thành một câu chuyện hài hước. Đừng gây áp lực quá mức cho bản thân. Hãy thư giãn, và mọi người xung quanh bạn cũng sẽ thư giãn theo. Hãy vui vẻ và luôn thể hiện sự nhiệt tình. Hãy nghĩ ra những trò giải trí của riêng bạn. Tất cả những việc này quan trọng và vui hơn bạn nghĩ, và nó thật sự làm giảm bớt sự căng thẳng của áp lực công việc.
Hãy lắng nghe mọi người trong công ty và tạo điều kiện để họ có thể nói lên tiếng nói của mình
Những nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng – họ là những người biết rõ tình hình. Bạn nên tìm hiểu họ nắm được điều gì. Đây chính là điều mà người ta gọi là chất lượng toàn diện. Để phân bổ trách nhiệm trong tổ chức và giúp những ý tưởng hay có điều kiện phát triển, bạn phải lắng nghe những gì đồng sự của bạn muốn trình bày.
Bí quyết kinh doanh của Sam Walton
Bí quyết kinh doanh của Sam Walton
Hãy mang đến cho khách hàng những gì tốt hơn cả sự mong đợi của họ
Nếu bạn làm được như vậy, họ sẽ luôn quay lại. Hãy cho họ nhiều hơn cái họ muốn, cho họ biết bạn trân trọng họ. Hãy đền bù cho sai lầm của bạn chứ đừng chỉ viện cớ hay xin lỗi. Hãy chịu trách nhiệm về mọi việc bạn làm. Câu quan trọng nhất mà tôi đã từng viết trên bảng hiệu đầu tiên của Wal-Mart là “Chúng tôi bán với giá thấp hơn” và “Đảm bảo thỏa mãn khách hàng”. Hiện nay những từ này vẫn còn nằm ở đó, và chính chúng đã tạo nên sự khác biệt.
Kiểm soát chi phí kinh doanh của bạn tốt hơn đối thủ để giành được lợi thế cạnh tranh
Trong 25 năm trước khi Wal-Mart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ, chúng tôi đứng hàng đầu trong ngành bán lẻ vì có tỷ suất chi phí trên doanh thu thấp nhất. Bạn có thể mắc nhiều sai lầm nhưng vẫn thể gượng dậy được nếu bạn điều hành doanh nghiệp có hiệu quả. Còn nếu việc kinh doanh không hiệu quả thì bạn vẫn có thể bị phá sản ngay cả khi bạn rất tài năng.
Hãy mạnh dạn bơi ngược dòng
Hãy thử đi một con đường khác, đừng theo lối suy xét thông thường nữa. Nếu mọi người đều đi theo hướng này, nhiều khả năng bạn sẽ có thể tìm được chỗ thích hợp của mình bằng cách đi theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị tinh thần vì sẽ có nhiều người làm bạn nản lòng và nói rằng bạn đang đi sai hướng. Trong cuộc đời tôi, điều người ta thường nói với tôi nhất là một thị trấn với dân số dưới 50.000 người không đủ để giúp một cửa hàng bách hóa bán hàng giá rẻ tồn tại lâu dài, và tôi đã chứng minh quan điểm đó là sai lầm.


Friday, October 28, 2016

Tình hình xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam trong năm 2016

 Tình hình xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam trong năm 2016


Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy: Tính đến hết tháng 8, xuất khẩu rau quả đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng mạnh gần 130% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ NN&PTNT đánh giá, đây là mức tăng trưởng có giá trị lớn nhất trong tất cả các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu trong 8 tháng qua. Năm 2016 là năm đầu tiên, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng rau quả cả năm có khả năng vượt tổng giá trị xuất khẩu gạo.

 
http://viettelcargo.com/xuat-khau-hang-hoa-rau-cu-qua-se-co-dat-muc-26-ty-usd-trong-nam-2016.html

Báo giá vận chuyển của Viettelcargo - Có nhận vận chuyển tiểu ngạch


Báo giá vận chuyển của Viettelcargo

Kính chuyển Quý khách hàng báo giá dịch vụ vận chuyển trong nước và quốc tế.

Chúng tôi nhận vận chuyển tiểu ngạch các mặt hàng với Trung Quốc (thẩm quyến); Lào và Campuchia.


Giá cước dịch vụ chuyển phát nhanh của Viettel Cargo - hotline: 0971617196.

http://www.samvietgroup.com/bao-gia-chuyen-phat-nhanh-viettelcargo

Thursday, October 27, 2016

Pre-investment and pre-entry tax advisory and planning with Samvietgroup


The main subject is only one of our activities, such as: 



  • Location and investment zones identification, comparisons and advisory 
  • Partner due diligence, company background check and feasibility studies
  • Company registration & licensing Investment application document drafting and negotiation 
  • Investment registration and appraisal
  •  Company registration amendment
  •  Acquisitions, mergers, de-mergers, consolidations, re-organizations, conversions 
  • Corporate re-structuring, liquidation and dissolution.

  • More in detail, please see the links below: 

  • http://www.samvietgroup.com

    Friday, October 21, 2016

    Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu vàng bạc cho doanh nghiệp

    Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu vàng bạc cho doanh nghiệp

    Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
    – Thông tư số 16/2012/TT- Ngân hàng nhà nước (NHNN) ngày 25/5/2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Có hiệu lực kể từ ngày 10/7/2012.
    – Thông tư số 38/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN.

    Các bước thủ tục để xin giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu của một doanh nghiệp:
    Doanh nghiệp gửi 02 bộ hồ sơ đến Ngân hàng nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh, thành ( qua phương thức nộp trực tiếp hoặc đường bưu điện).
    Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố gửi hồ sơ đề nghị cấp phép của doanh nghiệp và văn bản của NHNN chi nhánh có ý kiến về việc doanh nghiệp có đủ hoặc không đủ điều kiện được cấp giấy phép đến Vụ quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam.
    Trong thời hạn tối đa 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc từ chối cấp phép đến NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.
    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản thông báo của NHNNVN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 18 Thông tư 38/2015/TT-NHNN).
    nhập khẩu vàng bạc
    nhập khẩu vàng bạc

    Hồ sơ để doanh nghiệp xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu gồm:

    – Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (Phụ lục số 4 Thông tư 16/2012/TT-NHNN).
    – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    – Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
    – Báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm tờ khai Hải quan nhập khẩu vàng và phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan (Phụ lục số 6 Thông tư 38/2015/TT-NHNN).
    – Báo cáo tình hình thực hiện quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ, trong đó báo cáo rõ việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ (Phụ lục số 22 Thông tư 38/2015/TT-NHNN)
    – Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp (Phụ lục 6a Thông tư 38/2015/TT-NHNN).

    Điều kiện đăng ký để được cấp giấy nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp

    Điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu là:
    – Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do NHNNVN cấp.
    – Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
    – Có vốn pháp định tối thiểu là 5 tỉ đồng.
    – Hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề.
    – Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp và cho đến thời điểm cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.

    Ngoài ra chúng ta còn những thông tin liên quan kèm theo

    Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh nhập khẩu vàng được nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng lá, dây, bột, dung dịch, vảy hàn, muối vàng, bán thành phẩm vàng trang sức theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và quy định của Thủ tướng Chính phủ về điều hành nhập khẩu; không phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
    Tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu nhưng phải tái xuất khẩu sản phẩm.
    Doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép xuất khẩu vàng nguyên liệu.

    Wednesday, October 19, 2016

    Công nghệ RFID – hỗ trợ tăng tốc ngành vận tải

    Bài viết rất hay tại Viettelcargo.com

    http://viettelcargo.com/cong-nghe-rfid-ho-tro-tang-toc-nganh-van-tai.html

    Trân trọng


    Tuesday, October 18, 2016

    Báo giá vận chuyển của Viettelcargo

    Các bạn tham khảo theo đường dẫn này nha.



    http://www.samvietgroup.com/bang-gia-dich-vu-van-chuyen-chuyen-phat-nhanh-hang-hoa-bang-duong-hang-khong-cua

    Thursday, October 13, 2016

    Doanh nghiệp Nhật Bản chọn đầu tư tại TPHCM


    Doanh nghiệp Nhật Bản chọn đầu tư tại TPHCM

    Theo đánh giá của chuyên gia, doanh nghiệp thì thực hiện chiến lược Trung Quốc +1 và Thái Lan +1, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng đầu tư tại Việt Nam và một trong những địa điểm để dịch chuyển đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh là TPHCM.
    Sản xuất ở Công ty Nidec, Nhật Bản, KCX Tân Thuận, TPHCM. 
    Ông Hirotaka Yasuzumi, Giám đốc điều hành Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM cho biết, chiến lược Trung Quốc +1 và Thái Lan +1 đã được các doanh nghiệp Nhật Bản triển khai 2-3 năm nay nhằm tái cơ cấu lại cứ điểm sản xuất và điểm đến là Việt Nam. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên do Việt Nam có môi trường đầu tư khá thuận lợi và có nguồn lao động trẻ, chi phí nhân công thấp...
    Tổng hợp của Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TPHCM cho thấy, Nhật Bản hiện có 788 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư 2,72 tỷ USD, hiện đứng thứ sáu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI tại TPHCM. Các lĩnh vực đầu tư của doanh ngiệp Nhật Bản là bất động sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; khoa học công nghệ… Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa TPHCM và Nhật Bản đạt gần 3 tỷ USD, trong đó TPHCM xuất khẩu 1,8 USD.
    Cũng theo ông Hirotaka Yasuzumi, xu hướng đầu tư gần đây của các doanh nghiệp Nhật Bản vào phía Nam, chủ yếu là TPHCM, tập trung vào các lĩnh vực thương mại dịch vụ, bất động sản. Đây là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhật Bản không quan tâm nhiều trong những năm trước đây, nhưng gần đây đã có những chuyển biến tích cực cả về số dự án và vốn đầu tư.
    Cụ thể, trong lĩnh vực bất động sản, theo tổng hợp của JETRO, nếu như năm 2013 có 8 dự án với số vốn đầu tư là 3 triệu USD thì năm 2014 chỉ với 7 dự án, số vốn đầu tư đã tăng lên 134 triệu USD… Từ đầu năm đến nay, có nhiều tín hiệu cho thấy, dòng vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản vào lĩnh vực này tiếp tục tăng lên. Về hình thức đầu tư, thì ngoài việc tự triển khai các dự án, các nhà đầu tư Nhật đã hợp tác, liên kết với các đối tác trong nước để triển khai dự án.
    Trong tháng 7 vừa qua, Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) đã ký thỏa thuận cam kết đầu tư 200 triệu USD vào Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển bất động sản An Gia. Theo thỏa thuận, Creed Group sẽ mua lại 20% cổ phần của công ty, đầu tư vào các dự án triển khai trong thời gian tới theo tỉ lệ 50/50, đồng thời cung cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi. Theo đại diện của Creed Group thì với tổng tài sản lên tới 5 tỷ USD, việc rót vốn vào An Gia mới là bước đầu thực hiện các dự án bất động sản tại TPHCM và trong tương lai nếu phát triển tốt sẽ tiếp tục đầu tư vào các dự án khác của Công ty An Gia.
    Một nhà đầu tư khác của Nhật Bản là Toshin Development mới đây đã đề xuất với TPHCM được đầu tư xây dựng một trung tâm thương mại ngầm tại khu vực chợ Bến Thành. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD đang được TPHCM kêu gọi các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản tham gia theo hình thức PPP.
    Lĩnh vực thương mại, dịch vụ gần đây cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản. Một trong những lý do là bởi theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2015-2019 do Bộ Tài chính công bố, thì từ tháng 4/2015, hơn 3.200 dòng thuế từ Nhật Bản nhập về Việt Nam có thuế suất là 0%, tập trung vào các mặt hàng nguyên liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm điện tử, linh kiện... Cùng với đó, thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018, nhiều hàng hóa nhập từ các nước trong khu vực sẽ rẻ hơn sản xuất trong nước.
    Theo ông Yasuo Nishitohge, Tổng giám đốc Công ty TNHH Aeon Việt Nam, chính sách mới về thuế này có tác động tích cực đối với những doanh nghiệp bán lẻ như Aeon. Cụ thể, với việc giảm thuế nhập khẩu giúp Aeon có thể gia tăng nhiều hơn các sản phẩm để phục vụ khách hàng. Đến nay, Tập đoàn Aeon đã đầu tư 4 trung tâm mua sắm tại Việt Nam với tổng mức đầu tư hơn 512 triệu USD, trong đó riêng tại TPHCM có 2 trung tâm. Theo kế hoạch, Trung tâm mua sắm Aeon Bình Tân tại TPHCM có tổng mức đầu tư hơn 128 triệu USD, xây dựng trên diện tích 4,6 ha được khởi công vào tháng 1/2015 nhiều khả năng sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào tháng 7/2016, sớm hơn so với dự kiến ban đầu.
    Còn theo các chuyên gia và doanh nghiệp thì trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ quan tâm tới việc triển khai dự án tại TPHCM. Ông Hiroyuki Shio, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Toyota Tshusho Việt Nam cho biết, được thành lập từ năm 2009, công ty của ông chuyên cung ứng các sản phẩm phục vụ cho sản xuất ô tô của Tập đoàn Toyota. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, không chỉ có Toyota mà nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản mong muốn đầu tư nhà máy tại TPHCM.
    Gần đây TPHCM đã có nhiều hoạt động tích cực để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đơn cử, đầu năm 2015 đã hoàn thành giai đoạn 1 của Khu kỹ nghệ Việt Nhật (Khu công nghiệp Hiệp Phước). Dự án này có diện tích 13 ha, tổng vốn đầu tư 31 triệu USD, chuyên thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Hình thành phân khu công nghiệp hỗ trợ tại Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 2) và Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 với tổng diện tích hơn 200 ha. Mới nhất là việc thí điểm mô hình nhà xưởng cao tầng cho doanh nghiệp thuê tại Khu công nghệ cao và tại các khu chế xuất Linh Trung, Tân Thuận, các khu công nghiệp Hiệp Phước, Đông Nam…
    Rõ ràng, với những động thái kể trên, trong bối cảnh các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư, sẽ là chuyện cung cầu gặp nhau. Và trong tương lai gần, TPHCM sẽ đón những dòng vốn lớn từ các nhà đầu tư Nhật Bản, không chỉ gói gọn trong các lĩnh vực như hiện nay.

    Wednesday, October 12, 2016

    Thủ tục Nhập khẩu xe du lịch đã qua sử dụng từ 40-50 chỗ



    Thủ tục Nhập khẩu xe du lịch đã qua sử dụng từ 40-50 chỗ


    Đề nghị Viettelcargo hỗ trợ giải đáp: 

    Tôi đang muốn nhập khẩu một chiếc xe du lịch 47 chỗ nhãn hiệu hyundai từ Hàn Quốc . Tm xin hỏi về cách tính thuế cho dòng xe du lịch này được tính như thế nào?
    Tôi xin hỏi về năm sản xuất thì mình được nhập loại đã sử dụng là bao nhiêu năm trở lại ạ.
    Các thủ tục nhập khẩu sẽ như thế nào?

     

    Viettelcargo xin trả lời bạn như sau: 


    1. Về các loại thuế:

    -Thuế nhập khẩu: Đề nghị tham khảo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ.

    Lưu ý: Xe ô tô chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên (kể cả lái xe) thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 150% theo quy định tại khoản 3 điều 7 Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ đối với xe đã qua sử dụng.

    -Thuế Giá trị gia tăng: Căn cứ Biểu thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014 của Bộ Tài chính, mặt hàng xe ôtô nguyên chiếc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT là 10%.

    2. Về thủ tục nhập khẩu


    -Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định:

    “1. Nhập khẩu ô tô:

    a) Ô tô các loại đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu nếu bảo đảm điều kiện: loại đã qua sử dụng không quá 5 (năm) năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu”.

    Theo quy định tại mục II Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/03/2006 của Bộ Thương mại - Bộ Giao thông Vận tải - Bộ Tài chính - Bộ Công an thì ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng phải đảm bảo điều kiện: không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm ôtô về đến cảng Việt Nam, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km (mười nghìn). Đồng thời, ô tô nhập khẩu không phải là loại có tay lái nghịch (tay lái bên phải), ở dạng tháo rời, hoặc đã thay đổi kết cấu.

    -Mặt khác, theo quy định tại điểm 1 mục III Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA thì khi nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng, ngoài bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu theo quy định, phải nộp 1 trong 3 chứng từ sau:

    a) Giấy chứng nhận đăng ký.

    b) Giấy chứng nhận lưu hành.

    c) Giấy hủy Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy hủy Giấy chứng nhận lưu hành.

    Giấy chứng nhận quy định tại điểm a, b, c nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ôtô được đăng ký lưu hành cấp.

    -Căn cứ điểm 3 phần III của Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA thì khi nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu sau: “Ô tô đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế: Cái Lân Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay có thêm Cảng quốc tế Vũng tàu, theo Thông tư số 25/2010/TTLT-BCT-BGTVT-BTC ngày 14/06/2010). Thủ tục hải quan được thực hiện tại cửa khẩu nhập.”

    -Ngoài ra, mặt hàng xe có có gắn động cơ dùng để chở hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chất lượng theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

    Giải đáp về nộp C/O khi chuyển loại hình - Viettelcargo

    Giải đáp về nộp C/O khi chuyển loại hình

    Theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Như vậy, tại thời điểm nhập khẩu, doanh nghiệp không phải nộp C/O và cơ quan Hải quan không tiếp nhận C/O.
    Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. 
     
    Đó là hướng dẫn của Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) trước vướng mắc của Cục Hải quan Đồng Nai liên quan đến việc triển khai Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

    Giải đáp về việc thời điểm nộp C/O đối với trường hợp doanh nghiệp xin chuyển loại hình, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

    Theo đó, đối với những trường hợp doanh nghiệp xin chuyển loại hình từ đối tượng miễn thuế sang đối tượng phải chịu thuế thì doanh nghiệp phải xuất trình C/O vào thời điểm nộp hồ sơ hải quan đối với tờ khai hải quan mới. C/O phải được cấp hợp lệ và còn hiệu lực theo quy định tại các Thông tư của Bộ Công Thương hướng dẫn các Hiệp định.

    Đối với các trường hợp hàng hóa phải nộp C/O cho cơ quan Hải quan quy định tại điểm g2, g3, g4 khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC, Cục Hải quan địa phương thực hiện theo đúng quy định tại Điều 16 quy định về hồ sơ hải quan tại Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    Miễn thuế hàng mẫu có trị giá không quá.....

    Miễn thuế hàng mẫu có trị giá không vượt quá .......

     50 nghìn đồng


    Những mặt hàng trong diện hàng hóa không nhằm mục đích thương mại được miễn thuế NK theo quy định mới tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Trong đó, Nghị định cũng quy định rõ khối lượng cho phép được miễn thuế đối với những hàng hóa này.
    Hàng hóa chỉ sử dụng làm mẫu, không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng được miễn thuế
    Tại khoản 10 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK quy định miễn thuế đối với hàng hóa không nhằm mục đích thương mại gồm: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ, theo thông lệ quốc tế và cam kết trong Hiệp định TPP về việc miễn thuế NK đối với hàng mẫu trị giá nhỏ và ấn phẩm quảng cáo. 

    Hướng dẫn cụ thể về quy định này, tại Điều 29 Nghị định 134 đã quy định miễn thuế đối với hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau:

    Hàng mẫu có trị giá hải quan không vượt quá 50 nghìn đồng Việt Nam hoặc hàng hóa chỉ sử dụng làm mẫu, không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng.

    Ảnh về hàng mẫu, phim về hàng mẫu, mô hình thay thế cho hàng mẫu

    Ấn phẩm quảng cáo thuộc Chương 49 của Danh mục hàng hoá XK, NK của Việt Nam, bao gồm:

    • Tờ rơi, catalogue thương mại, 
    • Niên giám, tài liệu quảng cáo, áp phích du lịch được dùng để quảng cáo,
    • Công bố hay quảng cáo một hàng hóa hoặc dịch vụ 

    và được cung cấp miễn phí được miễn thuế NK theo quy định tại khoản 10 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK với điều kiện mỗi lô hàng chỉ gồm 1 loại ấn phẩm và tổng khối lượng không quá 1 kg; trường hợp 1 lô hàng có nhiều loại ấn phẩm khác nhau thì mỗi loại ấn phẩm chỉ có một bản hoặc có tổng khối lượng ấn phẩm không vượt quá 1 kg. 

    Miễn thuế hàng mẫu có trị giá không quá.....

    Miễn thuế hàng mẫu có trị giá không vượt quá .......

     50 nghìn đồng


    Những mặt hàng trong diện hàng hóa không nhằm mục đích thương mại được miễn thuế NK theo quy định mới tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Trong đó, Nghị định cũng quy định rõ khối lượng cho phép được miễn thuế đối với những hàng hóa này.
    Hàng hóa chỉ sử dụng làm mẫu, không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng được miễn thuế
    Tại khoản 10 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK quy định miễn thuế đối với hàng hóa không nhằm mục đích thương mại gồm: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ, theo thông lệ quốc tế và cam kết trong Hiệp định TPP về việc miễn thuế NK đối với hàng mẫu trị giá nhỏ và ấn phẩm quảng cáo. 

    Hướng dẫn cụ thể về quy định này, tại Điều 29 Nghị định 134 đã quy định miễn thuế đối với hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau:

    Hàng mẫu có trị giá hải quan không vượt quá 50 nghìn đồng Việt Nam hoặc hàng hóa chỉ sử dụng làm mẫu, không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng.

    Ảnh về hàng mẫu, phim về hàng mẫu, mô hình thay thế cho hàng mẫu

    Ấn phẩm quảng cáo thuộc Chương 49 của Danh mục hàng hoá XK, NK của Việt Nam, bao gồm:

    • Tờ rơi, catalogue thương mại, 
    • Niên giám, tài liệu quảng cáo, áp phích du lịch được dùng để quảng cáo,
    • Công bố hay quảng cáo một hàng hóa hoặc dịch vụ 

    và được cung cấp miễn phí được miễn thuế NK theo quy định tại khoản 10 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK với điều kiện mỗi lô hàng chỉ gồm 1 loại ấn phẩm và tổng khối lượng không quá 1 kg; trường hợp 1 lô hàng có nhiều loại ấn phẩm khác nhau thì mỗi loại ấn phẩm chỉ có một bản hoặc có tổng khối lượng ấn phẩm không vượt quá 1 kg. 

    Quy định rõ điều kiện miễn thuế đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu

    Quy định rõ điều kiện miễn thuế đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu. 

    Hướng dẫn cụ thể các điều kiện miễn thuế đối với hàng gia công, sản xuất XK tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế XK, thuế NK do Chính phủ ban hành đã quy định rõ về điều kiện, cơ sở để xác định hàng hóa gia công, sản xuất XK được miễn thuế.
    Hoạt động SXXK của Công ty TOTO Vietnam.
     

    Quy định tỷ lệ phế liệu trong quá trình sản xuất gia công được miễn thuế


    Miễn thuế hàng sản xuất, lắp ráp tại khu phi thuế quan
    Tại khoản 8 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK 2016 quy định việc miễn thuế đối với hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện NK từ nước ngoài khi NK vào thị trường trong nước được miễn thuế NK. Để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện, Điều 22 Nghị định 134 đã quy định cụ thể về cách tính thuế đối với trường hợp sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện NK từ nước ngoài thì khi NK vào thị trường trong nước phải nộp thuế NK theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng NK vào nội địa Việt Nam.

    Đối với hàng hóa NK để gia công, sản phẩm gia công XK, Nghị định 134 đã quy định cụ thể nội dung tại khoản 6, Điều 16 của Luật thuế XK, thuế NK trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành, đã thực hiện ổn định. Riêng đối với phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa trong quá trình sản xuất gia công, trong thời gian qua, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, tại Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính đã có quy định về thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, theo đó nguyên liệu, vật tư dư thừa đã NK để gia công không quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực NK thì khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng, không phải nộp thuế NK nhưng phải kê khai nộp các thuế khác theo quy định của pháp luật.
    Vì vậy, để nâng tính pháp lý và đảm bảo sự ổn định của chính sách, tại Điều 10 Nghị định 134 đã quy định tỷ lệ phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa trong quá trình sản xuất gia công được miễn thuế trên cơ sở cơ bản kế thừa các quy định hiện hành đang áp dụng và điều chỉnh lại căn cứ tính phù hợp với bản chất của hàng hóa gia công, cụ thể, khoản 4, Điều 10 của Nghị định quy định: “Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã NK để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực NK theo hợp đồng gia công được miễn thuế NK khi bán tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Hải quan”.  
    Đối với hàng hóa XK để gia công, sản phẩm gia công NK, tại Điều 11 của Nghị định 134 đã quy định cụ thể đối với tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm dưới 51% giá thành sản phẩm XK để gia công thì không được miễn thuế XK. Việc xác định sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thực hiện theo quy định tại Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế. Đồng thời, để phù hợp với Luật Quản lý thuế về nguyên tắc tự khai tự tính tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế, tại điểm a, khoản 1, Điều 11 của Nghị định đã quy định: “Người nộp thuế tự kê khai, tự xác định sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm trước khi làm thủ tục hải quan XK hàng hóa”.
    Bên cạnh đó, Nghị định 134 cũng đã quy định rõ cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
    Tổ chức, cá nhân có hợp đồng gia công theo quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP  Chính phủ. Người nộp thuế kê khai trên tờ khai hải quan các thông tin về số, ngày hợp đồng gia công, tên đối tác thuế gia công;
    Người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân nhận gia công lại cho người nộp thuế có cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa XK trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện thông báo cơ sở gia công, sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan và thông báo hợp đồng gia công cho cơ quan Hải quan.
    Nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm đã XK.
    Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK được miễn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế XK, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư NK để gia công sản phẩm XK theo quy định của pháp luật về hải quan.
    Khi quyết toán, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện XK thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế NK đã được miễn thuế khi làm thủ tục hải quan.

    Điều kiện để hàng NK sản xuất XK được miễn thuế

    Tại khoản 7 Điều 16 Luật thuế XK, thuế NK quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK. Theo đó, so với hiện hành đã chuyển hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập để sản xuất XK từ đối tượng phải nộp thuế khi NK, được hoàn thuế khi XK sang đối tượng miễn thuế.
    Hướng dẫn quy định này, tại Điều 12 Nghị định 134 đã quy định rõ các loại nguyên liệu, vật tư và trường hợp được miễn thuế theo loại hình sản xuất XK trên cơ sở kế thừa các trường hợp được hoàn thuế theo quy định hiện hành và chuyển thành trường hợp được miễn thuế theo quy định của Luật Thuế XK, thuế NK.
    Cụ thể, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh NK để sản xuất hàng hóa XK được miễn thuế NK bao gồm:
    Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm XK), linh kiện, bán thành phẩm NK trực tiếp cấu thành sản phẩm XK hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa XK nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa;
    Sản phẩm hoàn chỉnh NK để gắn, lắp ráp vào sản phẩm XK hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm XK;
    Linh kiện, phụ tùng NK để bảo hành cho sản phẩm XK;
    Hàng hóa NK không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu.
    Bên cạnh đó, tại Điều 12 Nghị định 134 cũng hướng dẫn rõ cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế, cụ thể: Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa XK có cơ sở sản xuất hàng hóa XK trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK và thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan; nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã XK.
    Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK được miễn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế XK, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất sản phẩm XK theo quy định của pháp luật về hải quan.
    Khi quyết toán, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện XK thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế NK đã được miễn thuế khi làm thủ tục hải quan.


    Đại lý hải quan được thay mặt chủ hàng làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành

    Đại lý hải quan được thay mặt chủ hàng làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành


    Nhằm đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, phù hợp với quy định của pháp luật về hải quan, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ chấp nhận đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng đại lý.
    Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội).- www.viettelcargo.com

    Văn bản số 4077/BKHCN-TĐC của Bộ Khoa học và Công nghệ được chuyển tới Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ, trong quá trình thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, đề nghị Cục, Chi cục chấp nhận đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng đại lý.

    Doanh nghiệp nhập khẩu phải có văn bản thông báo với cơ quan kiểm tra nhà nước về đại lý làm thủ tục hải quan được doanh nghiệp nhập khẩu ủy quyền, bao gồm các thông tin: Tên đại lý làm thủ tục hải quan; địa chỉ; số điện thoại; số fax, e-mail, con dấu, người được ủy quyền, chữ ký của người được ủy quyền, phạm vị ủy quyền; mặt hàng được ủy quyền; thời hạn ủy quyền.

    Đồng thời, doanh nghiệp nhập khẩu phải cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa do đại lý làm thủ tục hải quan được ủy quyền thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành và khi có sự thay đổi ủy quyền phải kịp thời thông báo với cơ quan kiểm tra.

    Trước đó, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi tới các Bộ để xác định tính pháp lý của đại lý làm thủ tục hải quan khi thay mặt chủ hàng thực hiện các thủ tục về kiểm tra chuyên ngành.

    Qua nắm tình hình, Bộ Tài chính nhận thấy các cơ quan quản lý chuyên ngành chưa chấp nhận việc đại lý làm thủ tục hải quan thay mặt chủ hàng thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Do đó các đại lý làm thủ tục hải quan cũng bị hạn chế về năng lực hoạt động khi không thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng về việc thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

    Nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, Bộ Tài chính đề nghị các bộ có ý kiến với đề xuất: Các bộ cần có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc hoặc được bộ ủy quyền thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chấp nhận đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng đại lý. Cụ thể, chấp nhận chữ ký số, văn bản điện tử đối với trường hợp thực hiện thủ tục bằng phương thức điện tử và chấp nhận chữ ký, con dấu đối với trường hợp thực hiện thủ tục bằng phương thức thủ công, trực tiếp tại trụ sở cơ quan, đơn vị.

    Đồng thời, các bộ rà soát quy định về thủ tục kiểm tra chuyên ngành tại các văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định cụ thể về người thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: Chủ hàng, đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan được chủ hàng ủy quyền thông quan qua hợp đồng đại lý.

    Cách “giữ chân” nhân viên giỏi

    Cách “giữ chân” nhân viên giỏi 

     

    nghe thuat giu chan nhan vien gioi

    Nhà tuyển dụng nào cũng luôn mong muốn tìm kiếm được nguồn nhân lực ưu tú, nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho công ty, doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài làm việc, việc nhân viên giỏi “nhảy việc”, tìm kiếm môi trường làm việc tiềm năng khác đã và đang trở thành mối quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo. Để khắc phục được hiện trạng “mất mát” đó, người quản lý nên nắm rõ nghệ thuật “giữ chân” nhân viên giỏi cần thiết.

    Đọc thêm: Bạn có tự tin để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi?

    Sếp tốt và sếp giỏi.
    Năng lực và phẩm chất của sếp sẽ là tấm gương cho tất cả những nhân viên noi theo. Đặc biệt, bản thân một nhân viên giỏi là “tài sản” của công ty và doanh nghiệp, họ sẽ có những nguyên tắc, yêu cầu riêng cho bản thân mình và họ cũng đòi hỏi ở người khác những điều tương tự như vậy. Nếu muốn nhân viên giỏi nể phục thì sếp phải tốt và giỏi. Sếp phải là người khiến nhân viên giỏi cảm thấy họ còn nhiều thiếu sót, cần hoàn thiện bản thân hơn nữa, kích thích và duy trì ý chí, mong muốn học hỏi từ người sếp của mình.

    Sếp luôn thể hiện sự kỳ vọng với nhân viên giỏi

    Trên thực tế, kết quả đạt được luôn chịu sự chi phối lớn từ chính suy nghĩ về việc kết quả đạt được như thế nào, tức là mong muốn sẽ ảnh hưởng đến ý thức quyết định kết quả. Để “giữ chân” nhân viên giỏi thì sếp phải biết khéo léo khơi gợi sự kỳ vọng của mình đối với nhân viên đó, không ai có thể thay thế vị trí này của họ, góp phần định hướng ý nguyện muốn nhân viên sẽ làm việc như thế nào. Trường hợp sếp luôn tỏ thái độ thất vọng hay ít giao tiếp, không bộc lộ suy nghĩ của mình, sẽ khiến nhân viên dần chán nản và bỏ cuộc, dù trước đó họ đã cố gắng trong công việc rất nhiều.

    Kích thích sự tự kỳ vọng của bản thân nhân viên giỏi

    Bản thân nhân viên giỏi đã đóng góp công sức không hề nhỏ về những thành tựu mà công ty đã đạt được. Sự tự kỳ vọng của nhân viên là khi họ cảm thấy mình còn có thể làm việc và cống hiến nhiều hơn thế nữa, lúc này, họ sẽ đầu tư năng lực và trí tuệ vào trong công việc. Sự tự kỳ vọng thúc đẩy khả năng chinh phục thử thách của con người, rằng bản thân họ làm được gì và đi được bao xa, vì rằng vị trí của họ không ai đủ năng lực để thay thế. Ngược lại, tâm lý thất vọng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả công việc và họ dễ dàng chọn cách “ra đi”.

    Tiền lương - tiền thưởng xứng đáng

    Sếp cần phải công nhận thành quả xứng đáng dành cho nhân viên của mình, hơn hết những nhân viên giỏi cần có chế độ lương - thưởng xứng đáng. Xu hướng quản lý của các nhà lãnh đạo trên thế giới chính là “Work less, Make more”, tức là “Làm ít, gặt hái nhiều”, cần có sự dung hòa giữa giá trị tinh thần và vật chất, thực sự khiến nhân viên giỏi mong muốn ở lại và tiếp tục làm việc cho công ty hay doanh nghiệp. Ông Lý Quang Diệu đã nhấn mạnh “Dù là một cảnh sát, nhân viên di trú hay hải quan thì việc họ bị trả lương thấp là điều rất nguy hiểm”.

    Không nên “hứa suông”

    Muốn “giữ chân” nhân viên giỏi, sếp không chỉ dừng lại ở những cuộc nói chuyện, thương lượng suông, mà cần xây dựng kế hoạch thiết thực phát triển công ty, doanh nghiệp khoa học và lâu dài. Cần nói rõ vị trí, vai trò của những nhân viên giỏi tác động đến cơ chế hoạt động toàn hệ thống của cả công ty như thế nào. Lúc này, điều nhân viên giỏi cần biết họ nhận được gì từ những công sức mà họ đã bỏ ra.

    Thăng tiến trong tương lai

    Đằng sau những kế hoạch lâu dài của công ty mà sếp truyền tải, nhân viên giỏi cần biết được con đường thăng tiến của mình trong tương lai ra sao. Vì rằng, không thể cứ mãi “dậm chân tại chỗ” ở một vị trí, nhân viên giỏi luôn mang tố chất cầu tiến, không những muốn tốt mà còn phải tốt hơn nữa. Đây là yếu tố quyết định việc sếp có “giữ chân” được nhân tài của mình hay không?! Chẳng hạn, tạo điều kiện học tập và công tác ở nước ngoài là một cách hữu hiệu để “giữ chân” nhân viên giỏi.

    Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh 

    Muốn “giữ chân” nhân viên giỏi, cần đặt nhân viên ấy trong môi trường cạnh tranh với những nhân viên giỏi khác, có như vậy thì năng suất làm việc sẽ ngày càng tăng. Thử nghĩ rằng, một nhân viên giỏi khi họ cảm thấy như xung quanh không có đối thủ “cạnh tranh”, điều kiện thực tế không thôi thúc họ cố gắng nỗ lực, cảm thấy năng lực dần bị “thui chột”, việc tìm kiếm môi trường làm việc khác tiềm năng hơn sẽ là điều sớm hay muộn.

    Ủy quyền trong sự giám sát

    Sếp phải bỏ bớt trọng trách trên vai của mình và ủy quyền lại cho nhân viên có năng lực và giỏi chuyên môn. Việc “chọn mặt gửi vàng” vừa giảm tải áp lực của sếp, vừa khiến sếp thể hiện sự tín nhiệm đối với nhân viên giỏi, tạo điều kiện nhân viên phát huy hết vai trò và khả năng của mình. Đồng thời, sếp phải thường xuyên kiểm gia, giám sát tiến độ đảm bảo công việc đạt hiệu quả tốt nhất.
    Nghệ thuật “giữ chân” nhân tài nên kết hợp nhiều yếu tố để xây dựng thành chiến lược lâu dài, phải được xem như là “văn hóa” của công ty và của sếp đối với nhân viên giỏi, chứ không xem đó là biện pháp “nhất thời”, giảm thiểu đến mức thấp nhất “sự bất mãn” và tăng cường tối đa “sự hài lòng”. Bởi một đơn vị doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì cần có những chính sách thu hút càng nhiều người tài giỏi càng tốt, phải tạo được hiệu ứng lan tỏa từ sếp đến nhân viên, và từ nhân viên này đến nhân viên khác.

    Cách “giữ chân” nhân viên giỏi

    nghe thuat giu chan nhan vien gioi Nhà tuyển dụng nào cũng luôn mong muốn tìm kiếm được nguồn nhân lực ưu tú, nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho công ty, doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài làm việc, việc nhân viên giỏi “nhảy việc”, tìm kiếm môi trường làm việc tiềm năng khác đã và đang trở thành mối quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo. Để khắc phục được hiện trạng “mất mát” đó, người quản lý nên nắm rõ nghệ thuật “giữ chân” nhân viên giỏi cần thiết.

    Đọc thêm: Bạn có tự tin để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi?

    Sếp tốt và sếp giỏi.
    Năng lực và phẩm chất của sếp sẽ là tấm gương cho tất cả những nhân viên noi theo. Đặc biệt, bản thân một nhân viên giỏi là “tài sản” của công ty và doanh nghiệp, họ sẽ có những nguyên tắc, yêu cầu riêng cho bản thân mình và họ cũng đòi hỏi ở người khác những điều tương tự như vậy. Nếu muốn nhân viên giỏi nể phục thì sếp phải tốt và giỏi. Sếp phải là người khiến nhân viên giỏi cảm thấy họ còn nhiều thiếu sót, cần hoàn thiện bản thân hơn nữa, kích thích và duy trì ý chí, mong muốn học hỏi từ người sếp của mình.

    Sếp luôn thể hiện sự kỳ vọng với nhân viên giỏi
    Trên thực tế, kết quả đạt được luôn chịu sự chi phối lớn từ chính suy nghĩ về việc kết quả đạt được như thế nào, tức là mong muốn sẽ ảnh hưởng đến ý thức quyết định kết quả. Để “giữ chân” nhân viên giỏi thì sếp phải biết khéo léo khơi gợi sự kỳ vọng của mình đối với nhân viên đó, không ai có thể thay thế vị trí này của họ, góp phần định hướng ý nguyện muốn nhân viên sẽ làm việc như thế nào. Trường hợp sếp luôn tỏ thái độ thất vọng hay ít giao tiếp, không bộc lộ suy nghĩ của mình, sẽ khiến nhân viên dần chán nản và bỏ cuộc, dù trước đó họ đã cố gắng trong công việc rất nhiều.

    Kích thích sự tự kỳ vọng của bản thân nhân viên giỏi
    Bản thân nhân viên giỏi đã đóng góp công sức không hề nhỏ về những thành tựu mà công ty đã đạt được. Sự tự kỳ vọng của nhân viên là khi họ cảm thấy mình còn có thể làm việc và cống hiến nhiều hơn thế nữa, lúc này, họ sẽ đầu tư năng lực và trí tuệ vào trong công việc. Sự tự kỳ vọng thúc đẩy khả năng chinh phục thử thách của con người, rằng bản thân họ làm được gì và đi được bao xa, vì rằng vị trí của họ không ai đủ năng lực để thay thế. Ngược lại, tâm lý thất vọng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả công việc và họ dễ dàng chọn cách “ra đi”.

    Tiền lương - tiền thưởng xứng đáng
    Sếp cần phải công nhận thành quả xứng đáng dành cho nhân viên của mình, hơn hết những nhân viên giỏi cần có chế độ lương - thưởng xứng đáng. Xu hướng quản lý của các nhà lãnh đạo trên thế giới chính là “Work less, Make more”, tức là “Làm ít, gặt hái nhiều”, cần có sự dung hòa giữa giá trị tinh thần và vật chất, thực sự khiến nhân viên giỏi mong muốn ở lại và tiếp tục làm việc cho công ty hay doanh nghiệp. Ông Lý Quang Diệu đã nhấn mạnh “Dù là một cảnh sát, nhân viên di trú hay hải quan thì việc họ bị trả lương thấp là điều rất nguy hiểm”.

    Không nên “hứa suông”
    Muốn “giữ chân” nhân viên giỏi, sếp không chỉ dừng lại ở những cuộc nói chuyện, thương lượng suông, mà cần xây dựng kế hoạch thiết thực phát triển công ty, doanh nghiệp khoa học và lâu dài. Cần nói rõ vị trí, vai trò của những nhân viên giỏi tác động đến cơ chế hoạt động toàn hệ thống của cả công ty như thế nào. Lúc này, điều nhân viên giỏi cần biết họ nhận được gì từ những công sức mà họ đã bỏ ra.

    Thăng tiến trong tương lai
    Đằng sau những kế hoạch lâu dài của công ty mà sếp truyền tải, nhân viên giỏi cần biết được con đường thăng tiến của mình trong tương lai ra sao. Vì rằng, không thể cứ mãi “dậm chân tại chỗ” ở một vị trí, nhân viên giỏi luôn mang tố chất cầu tiến, không những muốn tốt mà còn phải tốt hơn nữa. Đây là yếu tố quyết định việc sếp có “giữ chân” được nhân tài của mình hay không?! Chẳng hạn, tạo điều kiện học tập và công tác ở nước ngoài là một cách hữu hiệu để “giữ chân” nhân viên giỏi.

    Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh 
    Muốn “giữ chân” nhân viên giỏi, cần đặt nhân viên ấy trong môi trường cạnh tranh với những nhân viên giỏi khác, có như vậy thì năng suất làm việc sẽ ngày càng tăng. Thử nghĩ rằng, một nhân viên giỏi khi họ cảm thấy như xung quanh không có đối thủ “cạnh tranh”, điều kiện thực tế không thôi thúc họ cố gắng nỗ lực, cảm thấy năng lực dần bị “thui chột”, việc tìm kiếm môi trường làm việc khác tiềm năng hơn sẽ là điều sớm hay muộn.

    Ủy quyền trong sự giám sát
    Sếp phải bỏ bớt trọng trách trên vai của mình và ủy quyền lại cho nhân viên có năng lực và giỏi chuyên môn. Việc “chọn mặt gửi vàng” vừa giảm tải áp lực của sếp, vừa khiến sếp thể hiện sự tín nhiệm đối với nhân viên giỏi, tạo điều kiện nhân viên phát huy hết vai trò và khả năng của mình. Đồng thời, sếp phải thường xuyên kiểm gia, giám sát tiến độ đảm bảo công việc đạt hiệu quả tốt nhất.
    Nghệ thuật “giữ chân” nhân tài nên kết hợp nhiều yếu tố để xây dựng thành chiến lược lâu dài, phải được xem như là “văn hóa” của công ty và của sếp đối với nhân viên giỏi, chứ không xem đó là biện pháp “nhất thời”, giảm thiểu đến mức thấp nhất “sự bất mãn” và tăng cường tối đa “sự hài lòng”. Bởi một đơn vị doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì cần có những chính sách thu hút càng nhiều người tài giỏi càng tốt, phải tạo được hiệu ứng lan tỏa từ sếp đến nhân viên, và từ nhân viên này đến nhân viên khác.

    Cách “giữ chân” nhân viên giỏi

    nghe thuat giu chan nhan vien gioi Nhà tuyển dụng nào cũng luôn mong muốn tìm kiếm được nguồn nhân lực ưu tú, nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho công ty, doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài làm việc, việc nhân viên giỏi “nhảy việc”, tìm kiếm môi trường làm việc tiềm năng khác đã và đang trở thành mối quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo. Để khắc phục được hiện trạng “mất mát” đó, người quản lý nên nắm rõ nghệ thuật “giữ chân” nhân viên giỏi cần thiết.

    Đọc thêm: Bạn có tự tin để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi?

    Sếp tốt và sếp giỏi.
    Năng lực và phẩm chất của sếp sẽ là tấm gương cho tất cả những nhân viên noi theo. Đặc biệt, bản thân một nhân viên giỏi là “tài sản” của công ty và doanh nghiệp, họ sẽ có những nguyên tắc, yêu cầu riêng cho bản thân mình và họ cũng đòi hỏi ở người khác những điều tương tự như vậy. Nếu muốn nhân viên giỏi nể phục thì sếp phải tốt và giỏi. Sếp phải là người khiến nhân viên giỏi cảm thấy họ còn nhiều thiếu sót, cần hoàn thiện bản thân hơn nữa, kích thích và duy trì ý chí, mong muốn học hỏi từ người sếp của mình.

    Sếp luôn thể hiện sự kỳ vọng với nhân viên giỏi
    Trên thực tế, kết quả đạt được luôn chịu sự chi phối lớn từ chính suy nghĩ về việc kết quả đạt được như thế nào, tức là mong muốn sẽ ảnh hưởng đến ý thức quyết định kết quả. Để “giữ chân” nhân viên giỏi thì sếp phải biết khéo léo khơi gợi sự kỳ vọng của mình đối với nhân viên đó, không ai có thể thay thế vị trí này của họ, góp phần định hướng ý nguyện muốn nhân viên sẽ làm việc như thế nào. Trường hợp sếp luôn tỏ thái độ thất vọng hay ít giao tiếp, không bộc lộ suy nghĩ của mình, sẽ khiến nhân viên dần chán nản và bỏ cuộc, dù trước đó họ đã cố gắng trong công việc rất nhiều.

    Kích thích sự tự kỳ vọng của bản thân nhân viên giỏi
    Bản thân nhân viên giỏi đã đóng góp công sức không hề nhỏ về những thành tựu mà công ty đã đạt được. Sự tự kỳ vọng của nhân viên là khi họ cảm thấy mình còn có thể làm việc và cống hiến nhiều hơn thế nữa, lúc này, họ sẽ đầu tư năng lực và trí tuệ vào trong công việc. Sự tự kỳ vọng thúc đẩy khả năng chinh phục thử thách của con người, rằng bản thân họ làm được gì và đi được bao xa, vì rằng vị trí của họ không ai đủ năng lực để thay thế. Ngược lại, tâm lý thất vọng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả công việc và họ dễ dàng chọn cách “ra đi”.

    Tiền lương - tiền thưởng xứng đáng
    Sếp cần phải công nhận thành quả xứng đáng dành cho nhân viên của mình, hơn hết những nhân viên giỏi cần có chế độ lương - thưởng xứng đáng. Xu hướng quản lý của các nhà lãnh đạo trên thế giới chính là “Work less, Make more”, tức là “Làm ít, gặt hái nhiều”, cần có sự dung hòa giữa giá trị tinh thần và vật chất, thực sự khiến nhân viên giỏi mong muốn ở lại và tiếp tục làm việc cho công ty hay doanh nghiệp. Ông Lý Quang Diệu đã nhấn mạnh “Dù là một cảnh sát, nhân viên di trú hay hải quan thì việc họ bị trả lương thấp là điều rất nguy hiểm”.

    Không nên “hứa suông”
    Muốn “giữ chân” nhân viên giỏi, sếp không chỉ dừng lại ở những cuộc nói chuyện, thương lượng suông, mà cần xây dựng kế hoạch thiết thực phát triển công ty, doanh nghiệp khoa học và lâu dài. Cần nói rõ vị trí, vai trò của những nhân viên giỏi tác động đến cơ chế hoạt động toàn hệ thống của cả công ty như thế nào. Lúc này, điều nhân viên giỏi cần biết họ nhận được gì từ những công sức mà họ đã bỏ ra.

    Thăng tiến trong tương lai
    Đằng sau những kế hoạch lâu dài của công ty mà sếp truyền tải, nhân viên giỏi cần biết được con đường thăng tiến của mình trong tương lai ra sao. Vì rằng, không thể cứ mãi “dậm chân tại chỗ” ở một vị trí, nhân viên giỏi luôn mang tố chất cầu tiến, không những muốn tốt mà còn phải tốt hơn nữa. Đây là yếu tố quyết định việc sếp có “giữ chân” được nhân tài của mình hay không?! Chẳng hạn, tạo điều kiện học tập và công tác ở nước ngoài là một cách hữu hiệu để “giữ chân” nhân viên giỏi.

    Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh 
    Muốn “giữ chân” nhân viên giỏi, cần đặt nhân viên ấy trong môi trường cạnh tranh với những nhân viên giỏi khác, có như vậy thì năng suất làm việc sẽ ngày càng tăng. Thử nghĩ rằng, một nhân viên giỏi khi họ cảm thấy như xung quanh không có đối thủ “cạnh tranh”, điều kiện thực tế không thôi thúc họ cố gắng nỗ lực, cảm thấy năng lực dần bị “thui chột”, việc tìm kiếm môi trường làm việc khác tiềm năng hơn sẽ là điều sớm hay muộn.

    Ủy quyền trong sự giám sát
    Sếp phải bỏ bớt trọng trách trên vai của mình và ủy quyền lại cho nhân viên có năng lực và giỏi chuyên môn. Việc “chọn mặt gửi vàng” vừa giảm tải áp lực của sếp, vừa khiến sếp thể hiện sự tín nhiệm đối với nhân viên giỏi, tạo điều kiện nhân viên phát huy hết vai trò và khả năng của mình. Đồng thời, sếp phải thường xuyên kiểm gia, giám sát tiến độ đảm bảo công việc đạt hiệu quả tốt nhất.
    Nghệ thuật “giữ chân” nhân tài nên kết hợp nhiều yếu tố để xây dựng thành chiến lược lâu dài, phải được xem như là “văn hóa” của công ty và của sếp đối với nhân viên giỏi, chứ không xem đó là biện pháp “nhất thời”, giảm thiểu đến mức thấp nhất “sự bất mãn” và tăng cường tối đa “sự hài lòng”. Bởi một đơn vị doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì cần có những chính sách thu hút càng nhiều người tài giỏi càng tốt, phải tạo được hiệu ứng lan tỏa từ sếp đến nhân viên, và từ nhân viên này đến nhân viên khác.